In Lụa Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Quy Trình In Lụa

in lụa là gì?

In lụa là một kỹ thuật in ấn được nhiều xưởng in sử dụng để in sản phẩm cho những khách hàng đặt in với số lượng ít. Để tìm hiểu cụ thể kỹ thuật in lụa là gì, ưu nhược điểm khi in lụa, quy trình thực hiện và ứng dụng của kỹ thuật in lụa,.. bạn đọc có thể tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây. 

In lụa là gì? 

In lụa là một kỹ thuật in ấn sử dụng khung để in. Khung in lụa có thể làm từ chất liệu gỗ hoặc là kim loại dùng để cố định phần lưới có chứa các chi tiết để in lên bề mặt sản phẩm. Sau đó, mực sẽ được đổ lên mặt trong của khung lưới rồi dùng một thanh gạt để tán đều. Lúc này mực sẽ được dàn đều khắp phần lưới in và bám vào bề mặt sản phẩm.

Tên gọi của kỹ thuật in lụa xuất phát từ việc ban đầu kỹ thuật này dùng tơ lụa để in các chi tiết, màu sắc lên bề mặt sản phẩm. Tuy nhiên về sau, những tấm tơ lụa dần được thay thế bằng những chất liệu khác như vải bông, vải cotton rồi đến những tấm lưới như hiện nay. Do vậy, ngoài tên gọi là in lụa ra thì kỹ thuật in ấn này còn được gọi là in lưới. 

Ưu nhược điểm của kỹ thuật in lụa

Kỹ thuật in lụa có nhiều ưu điểm, song song đó cũng là những nhược điểm cần phải lưu ý trước khi lựa chọn đặt in sản phẩm. 

in lụa là gì
Ưu nhược điểm của kỹ thuật in lụa

Ưu điểm

Một số ưu điểm nổi bật của kỹ thuật in lụa như: 

  • Kỹ thuật in lụa không yêu cầu xưởng in phải chuẩn bị quá nhiều loại thiết bị, máy móc hiện đại. 
  • Các chi tiết in bằng kỹ thuật in lụa rất chi tiết, rõ ràng và không có tình trạng mực bị lem nhòe làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sản phẩm. 
  • Màu sắc để in lụa khá đa dạng nên khách hàng có thể chọn màu phù hợp để in ấn sản phẩm.

Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm thì kỹ thuật in lụa cũng có một vài nhược điểm khách hàng cần phải chú ý đến như: 

  • Quá trình in ấn sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức hơn so với các kỹ thuật in offset hay in kỹ thuật số.
  • Kỹ thuật này chỉ in được màu đơn sắc và chỉ phù hợp với những đơn hàng số lượng ít. 
  • Ấn phẩm càng có nhiều gam màu sắc thì giá thành để in ấn sản phẩm bằng kỹ thuật in lụa càng cao. 
  • Mực dùng để in lụa bám rất chắc nên nếu bị lem nhòe hay dính lên quần áo, cơ thể sẽ rất khó để làm sạch. 
  • Nếu mực pha không đều, màu sắc không chuẩn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khi in xong. 

Quy trình của kỹ thuật in lụa

Để tạo ra được một sản phẩm hoàn thiện với quy trình in lụa cần phải thực hiện khá nhiều công đoạn. Mỗi một công đoạn này sẽ góp phần giúp cho sản phẩm khi in xong có chất lượng tốt, chi tiết rõ ràng, màu sắc bắt mắt. Các bước cụ thể trong quy trình in lụa lạn đọc có thể tham khảo ngay dưới đây: 

Quy trình của kỹ thuật in lụa
Quy trình của kỹ thuật in lụa
  • Bước 1: Bước đầu tiên của quy trình in lụa là pha keo và chuẩn bị khung, loại khung sử dụng để in lụa có thể là khung nhựa hoặc khung kim loại. Tùy vào chất liệu in ấn để chọn loại khung phù hợp để sử dụng. 
  • Bước 2: Sau khi chuẩn bị các vật dụng cần thiết xong, bước tiếp theo là tiến hành chụp bản. 
  • Bước 3: Sau khi chụp bản thì tiến hành pha mực. Công đoạn này cần được thực hiện chính xác để màu sắc pha ra chuẩn nhất so với màu trên mẫu thiết kế đồng thời màu in phải phù hợp với chất liệu in ấn. 
  • Bước 4: Tiếp theo là in thử để kiểm tra chất lượng sản phẩm và canh kê tay. Mực in sẽ được quét đều lên cả 2 mặt lưới in rồi mang đi phơi khô, sau đó dán film lên mặt ngoài của lưới rồi cố định lại bằng băng keo ở 4 góc rồi dùng tấm kính ép thật chặt tấm film lên lưới rồi lại tục phơi khô. Sau khi hoàn tất thì tiến hành in thử sản phẩm để khách hàng kiểm tra.
  • Bước 5: Sau khi khách kiểm tra mẫu in thử và không có sai sót sẽ tiến hành in hàng loạt theo số lượng sản phẩm khách đã đặt. 
  • Bước 6: Bước cuối cùng là tiến hành vệ sinh cho khung in sau khi hoàn tất quá trình in ấn để khung sạch sẽ, không bị lỗi trong các lần in tiếp theo. 

Ứng dụng của kỹ thuật in lụa trong ngành in

Kỹ thuật in lụa được ứng dụng rất phổ biến dùng để in nhiều loại ấn phẩm phục vụ cho đời sống, cụ thể như: 

Ứng dụng của kỹ thuật in lụa trong ngành in
Ứng dụng của kỹ thuật in lụa trong ngành in
  • Sử dụng kỹ thuật in lụa để in thiệp cưới, in bao bì túi nilon, in ấn các loại biểu mẫu với số lượng ít.
  • Dùng để in ấn thông tin trên nhiều loại chất liệu khác nhau như: Thùng, hộp, các loại chai lọ, các loại dây mạch điện hay bề mặt kim loại, nhựa, gạch đá,…
  • Kỹ thuật in lụa cũng được dùng để bổ sung sau khi hoàn tất quá trình in ấn như là phủ UV hay lớp phủ khi in thẻ cào,…

Lời kết

Trên đây là một số thông tin chi tiết về in lụa – một kỹ thuật in ấn được sử dụng khá phổ biến trong ngành in để in nhiều mặt hàng, sản phẩm. Mong rằng qua những chia sẻ của In Sắc Màu, bạn đọc đã có thêm được những thông tin có ích, biết được chính xác in lụa là gì để cân nhắc sử dụng khi cần sử dụng các sản phẩm liên quan đến in ấn.

Chia sẽ:

Có thể bạn quan tâm