Gia Công Sau In Là Gì? Các Kỹ Thuật Gia Công Sau In Phổ Biến

gia công sau in

Các bước gia công sau in có tác động trực tiếp đến tính thẩm mỹ của sản phẩm sau in, do đó khách hàng đặt in và cả các xưởng in đều cần phải chú ý lựa chọn kỹ thuật gia công phù hợp với từng mặt hàng để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ khi sử dụng. Để hiểu rõ hơn về gia công sau in là gì, tầm quan trọng của các công đoạn gia công sau in và một số kỹ thuật gia công sau in phổ biến hiện nay, bạn đọc có thể tham khảo chi tiết trong bài viết In Sắc Màu chia sẻ dưới đây. 

Gia công sau in là gì?

Gia công sau in là những công đoạn được thực hiện sau khi hoàn tất khâu in ấn thông tin, màu sắc và các chi tiết lên bề mặt sản phẩm. Lúc này, sản phẩm vẫn đang nằm trên các khổ giấy lớn và cần thực hiện các công đoạn gia công sau in để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh về cả hình dáng lẫn tính thẩm mỹ theo yêu cầu của khách đưa ra. 

Các kỹ thuật gia công sau in phổ biến hiện nay

Công đoạn gia công sau in có rất nhiều kỹ thuật, mỗi một mặt hàng, sản phẩm sẽ phù hợp với một hoặc vài kỹ thuật nhất định để làm ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Dưới đây là một số kỹ thuật gia công sau in được sử dụng phổ biến nhất, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng cho sản phẩm mình đặt in. 

Cắt giấy

Đây là công đoạn đầu tiên cần phải thực hiện sau khi quá trình in ấn hoàn tất và hầu hết các sản phẩm in đều phải trải qua công đoạn này. Việc cắt xén giấy sau khi in xong có tác dụng loại bỏ đi phần giấy dư thừa để các bước tiếp theo diễn ra thuận lợi, sản phẩm khi hoàn tất sẽ có độ chính xác cao nhất có thể. 

Cắt giấy
Cắt giấy

Ngoài ra, cắt xén phần giấy thừa cũng là cách để tăng độ chính xác về kích cỡ của sản phẩm bởi khi thiết kế, các mẫu in luôn được chừa lề, do vậy mà sau khi in xong sản phẩm cần được cắt xén để đạt được kích thước chính xác nhất, đặc biệt là đối với các loại ấn phẩm như tập sách, tài liệu,..

Cán màng cho sản phẩm

Kỹ thuật gia công cán màng chính xác là sẽ phủ lên bề mặt của sản phẩm một lớp màng mỏng bằng nilon mờ hoặc bóng. Lớp màng này vừa giúp cho bề mặt sản phẩm được cán màng trở nên đẹp mắt, thu hút hơn khi nhìn  vào. Bên cạnh đó việc phù lên một lớp nilon mỏng cũng có tác dụng nâng cao độ bề cho sản phẩm, hạn chế một số tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến chất lượng.

Kỹ thuật gia công sau in này khách hàng có thể áp dụng hoặc không tùy thuộc vào nhu cầu của từng khách đặt in sản phẩm,

Cán gân cho sản phẩm

Cán gân cho sản phẩm
Cán gân cho sản phẩm

Cán gân là công đoạn sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dụng để tạo ra những vết hằn, nếp gấp trên bề mặt giấy, nhũng đường gân này góp phần giúp cho sản phẩm trở nên ấn tượng, đẹp mắt và sang trọng hơn. 

Một số sản phẩm thường sử dụng kỹ thuật gia công cán gân sau in như: Name card, thiệp mời, bìa sách truyện, hộp giấy,…

Kỹ thuật ép kim, ép nhũ

Ép kim, ép nhũ là kỹ thuật gia công với tác dụng nâng cao tính thẩm mỹ, sự sang trọng cho sản phẩm. Thông thường các sản phẩm sử dụng kỹ thuật ép kim, ép nhũ sẽ làm nổi bật những thông tin quan trọng trên ấn phẩm. Những ấn phẩm thường sử dụng đến kỹ thuật ép kim, ép nhũ có thể kể đến như: Danh thiếp, thiệp sinh nhật, thiệp cưới, thiệp khai trương, bìa sách,…

Kỹ thuật dập nổi, dập chìm

gia công sau in
Kỹ thuật dập nổi, dập chìm

Đây là kỹ thuật gia công sau in được áp dụng cho rất nhiều sản phẩm. Những thông tin hay chi tiết cần được làm nổi bật sẽ được cấn dập nổi hoặc chìm hẳn so với bề mặt của chất liệu để làm nổi bật. Kỹ thuật gia công này thường được sử dụng cho các sản phẩm như: Thiệp mời, hộp giấy, name card, sticker, logo thương hiệu,…

Kỹ thuật cấn, bế răng cưa

Cấn và bế răng cưa là kỹ thuật tạo ra những đường nét cắt trên bề mặt ấn phẩm để tạo hiệu ứng thẩm mỹ cho một số sản phẩm. Riêng đối với một vài ấn phẩm đặc thù như vé xe, voucher cuộn, hóa đơn,… công đoạn cấn bế răng cưa sau in sẽ giúp cho việc xé ấn phẩm ra khỏi phần gáy dễ dàng, không xảy ra tình trạng bị rách, hư hỏng. 

Gia công đóng ghim

Gia công đóng ghim
Gia công đóng ghim

Công đoạn gia công đóng ghim này thường được áp dụng cho một số sản phẩm cần được cố định thành cuốn hoặc thành từng tập để ấn phẩm trở nên gọn gàng, thuận tiện khi cầm trên tay. Một số sản phẩm thường sử dụng kỹ thuật đóng ghim như: Catalogue, brochure, sách, vở, sổ tay, truyện,…

Lời kết

Trên đây là một số kỹ thuật gia công sau in được áp dụng rất phổ biến trong ngành in ấn hiện nay. Mong rằng với những chia sẻ chi tiết, cụ thể của In Sắc Màu đề cập đến trong bài, bạn đọc đã biết chính xác gia công sau in là gì và một số kỹ thuật gia công sau in được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.

Chia sẽ:

Có thể bạn quan tâm