Có rất nhiều công nghệ in ấn trong ngành in, mỗi kỹ thuật in sẽ có đặc điểm, ứng dụng khác nhau. Nội dung sau sẽ cung cấp thông tin liên quan đến công nghệ in lưới. Vậy in lưới là gì? Kỹ thuật in ấn này có đặc điểm ra sao, ứng dụng như thế nào trong cuộc sống? Cùng tìm hiểu nhé.
In lưới là gì?
Chắc hẳn nhiều người rất quan tâm đến vấn đề in lưới là gì? In lưới là một kỹ thuật in ấn theo nguyên lý thấm mực qua khung lưới, rồi mới in lên bề mặt vật liệu cần in. In lưới còn được gọi là in lụa, đây là kỹ thuật khá phổ biến trên thị trường in ấn hiện nay.
Đặc điểm nổi bật của kỹ thuật in lưới là có thể in ấn được trên nhiều vật liệu khác nhau như: vải, mặt đồng hồ, bản mạch điện tử, thủy tinh, giấy, sản phẩm kim loại, nilon, gạch men…đáp ứng được nhu cầu sử dụng của nhiều đơn vị kinh doanh.
Quy trình in lưới có thể thực hiện bằng máy hoặc làm thủ công, tùy vào nhu cầu sử dụng cũng như số lượng đơn hàng của khách mà các đơn vị sẽ chọn phương pháp thực hiện cho phù hợp.
Ưu điểm và hạn chế của kỹ thuật in lưới
Bất kỳ kỹ thuật in nào cũng tồn tại lợi ích và hạn chế riêng. Dưới đây là một số ưu nhược điểm của công nghệ in lưới.
Ưu điểm
Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của kỹ thuật in lụa:
- Phương pháp in lưới thường có giá thành rẻ, đây là ưu điểm nổi bật nhất của phương pháp in ấn này.
- In lưới có thể in ấn với độ phân giải cao, tái tạo chi tiết nhỏ và hình ảnh sắc nét trên chất liệu in, tạo hiệu ứng bóng đẹp.
- In ấn được trên nhiều chất liệu, phục vụ và đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
- In lưới sử dụng được nhiều loại mực in và màu sắc, từ mực thông thường đến mực chống nước và phản quang, tạo ra sản phẩm đa sắc, sáng bóng và bền màu.
- Công nghệ in lưới tạo ra các ấn phẩm có độ bền cao, có khả năng kháng nước, kháng trầy xước và kháng mài mòn tốt.
- Dùng được trong nhiều lĩnh vực, từ in trên bề mặt phẳng đến bề mặt cong như áo thun và các sản phẩm trang trí.
- Kỹ thuật in lưới có thể in với nhiều kích thước và hình dạng khác nhau, đặc biệt là có thể in một màu đơn giản đến in đa màu phức tạp và in trên các vật liệu không phẳng và bề mặt không đều.
- Các sản phẩm bền màu theo thời gian và ít bị phai màu trong quá trình sử dụng.
Nhược điểm
Ngoài ra, kỹ thuật in ấn này cũng có một vài nhược điểm như sau:
- Số lượng màu in bị giới hạn, không phong phú
- Tốc độ in ấn chậm, tốn nhiều thời gian
- Không phù hợp để in các sản phẩm cao cấp.
Ứng dụng của kỹ thuật in lưới trong cuộc sống
Ngoài thắc mắc in lưới là gì thì nhiều người cũng rất quan tâm đến ứng dụng của kỹ thuật in ấn này. Dù tốc độ in có hơi chậm nhưng in lưới vẫn được sử dụng đến ngày nay. Dưới đây là một vài ứng dụng của kỹ thuật in lưới trong cuộc sống:
- In trên nhiều vật liệu với hình dạng và kích cỡ khác nhau như bút, áo phông, túi giấy, hoa văn trên vải, mạch điện tử…
- Là phương pháp in bổ sung trong các công đoạn hoàn thiện sau in như thẻ cào, phủ UV cục bộ.
- Sử dụng trong dịch vụ in thiệp cưới, giúp thiệp cưới có chất lượng rõ nét và ít phai màu.
- Kỹ thuật in lưới được sử dụng rộng rãi trong in ấn quảng cáo, bao gồm bảng hiệu, biển quảng cáo, banner, poster và các ấn phẩm quảng cáo khác. Công nghệ này cho phép tái tạo chính xác hình ảnh, logo và thông điệp quảng cáo trên nhiều bề mặt khác nhau.
Quy trình thực hiện kỹ thuật in lưới chi tiết
Sau đây là quy trình thực hiện kỹ thuật in lưới hay còn gọi là in lụa với các bước cụ thể:
Bước 1: Chuẩn bị bản in
- Khung in: Chọn khung in có thể làm từ chất liệu gỗ hoặc nhôm, được đóng lưới.
- Rửa và phơi khô: Rửa sạch khung in và phơi khô.
- Phim chụp bản: Chuẩn bị phim sử dụng để chụp bản.
- Keo chụp bản và bột bắt sáng: Chuẩn bị keo chụp bản và bột bắt sáng để sử dụng trong quá trình chụp bản.
Bước 2: Chụp bản
- Chuyển hình ảnh: Chuyển hình ảnh cần in lên khung in.
- Pha keo: Trộn keo với một ít bột bắt sáng.
- Phủ keo: Phủ một lớp keo mỏng lên lưới in và sấy khô.
- Dán phim: Dán tấm phim lên khung lưới.
- Chụp bản: Đặt khung lên bàn chụp có đèn sáng mạnh. Đèn sẽ chiếu qua phim, làm cho phần keo không che phủ bởi phim cứng lại.
- Rửa bản: Xịt nhẹ nước qua khung để loại bỏ phần keo không cứng, để lại hình ảnh trên lưới.
- Sấy khô: Sấy khô bản in để chuẩn bị cho bước in.
Bước 3: Pha mực in
- Pha mực thủ công: Mực in lưới được pha hoàn toàn bằng tay.
- Chọn chất liệu pha: Lựa chọn chất liệu pha phù hợp với vật liệu cần in để đảm bảo chất lượng in tốt nhất.
Bước 4: Canh tay kê và in thử
- Định vị khung in: Căn tay kê để định vị khung in chính xác trên sản phẩm.
- In thử: In thử lên sản phẩm để kiểm tra và đánh giá chất lượng in.
- Đánh giá chất lượng: Đánh giá chất lượng bản in thử. Nếu đạt các tiêu chí cần thiết (độ sắc nét, màu sắc, độ bám mực), tiến hành in hàng loạt.
Bước 5: Tẩy bản
- Tẩy rửa bản in: Sau khi hoàn thành in ấn, tẩy rửa bản in sạch sẽ.
- Chuẩn bị cho lần in sau: Đảm bảo bản in được tẩy rửa sạch để sử dụng cho các lần in tiếp theo, tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng in.
Những dụng cụ cần chuẩn bị trước khi in lưới
Để thực hiện quy trình in lưới nhanh chóng, bạn cần chuẩn bị một vài dụng cụ cơ bản như sau:
- Lưới in: Lưới này được làm từ sợi hóa học có độ bền cao và rất dễ sử dụng. Chất lượng hình ảnh trong in lưới phụ thuộc vào cách mắc lưới, độ mịn của lưới (ký hiệu “T(chỉ số)” hoặc “N(chỉ số)”), tỷ lệ đường kính sợi và độ rộng của mắt lưới.
- Bàn in lưới: Làm bằng gỗ, thủy tinh hoặc kim loại. Bàn in giúp đảm bảo độ chính xác cho hình ảnh cần in. Có thể chọn bàn in góc nghiêng, có rãnh tràn để dễ thao tác in trên vật liệu.
- Dao gạt mực: Thường làm bằng cao su, dùng để phết mực qua lưới in lên vật liệu. Dao gạt mực thường không gây nguy hiểm vì chỉ là một miếng cao su.
Qua bài viết trên chắc bạn đọc cũng đã biết in lưới là gì rồi đúng không. Với các thông tin mà In Sắc Màu chia sẻ, hy vọng bạn đọc có thể hiểu thêm về đặc điểm và ứng dụng của kỹ thuật in ấn này.