In Tampon Là Gì? Các Thông Tin Cần Biết Về Kỹ Thuật In Tampon

In Tampon là gì?

In Tampon là phương pháp in ấn ưu việt, có thể tạo ra các sản phẩm đẹp mắt, chất lượng và có hiệu ứng độc đáo. Tuy nhiên không phải ai cũng biết in Tampon là gì? Trong bài viết hôm nay, In Sắc Màu sẽ giải đáp tất tần tật về kỹ thuật in ấn này, để bạn đọc hiểu rõ phương pháp in Tampon, cùng theo dõi nhé. 

In Tampon là gì?

In Tampon là gì? Kỹ thuật in Tampon (Tampography) hay còn gọi là Pad printing, đây là một phương pháp in ấn gián tiếp, cho phép chuyển hình ảnh hai chiều từ bề mặt phẳng sang đối tượng ba chiều. Hình ảnh được khắc vào một tấm phẳng gọi là bản in hoặc khuôn in (cliche) và được làm đầy mực. Một miếng đệm silicon, gọi là đầu in (Pad), lấy mực từ khuôn in và chuyển nó lên vật liệu in.

In Tampon là gì?
In Tampon là gì?

Đặc điểm của kỹ thuật in Tampon

In Tampon là công nghệ in phổ biến hiện nay, một vài đặc điểm nổi bật của công nghệ in ấn này như sau: 

  • Có thể in trên mọi hình dạng vật liệu, kể cả bề mặt lõm, lồi, cong và không đồng đều.
  • Silicone được chọn làm đầu in vì khả năng thấm và nhả mực tốt, linh hoạt, có thể đúc thành nhiều hình dạng khác nhau.
  • Đầu in được chọn dựa trên hình dạng sản phẩm, kích thước hình ảnh và vị trí của nó.

Ưu điểm và hạn chế của kỹ thuật in Tampon

In Tampon là kỹ thuật in ấn có thể in trên nhiều hình dạng không đều, in được trên chất liệu thủy tinh và có nhiều ưu điểm nổi bật:

Ưu điểm và hạn chế của kỹ thuật in Tampon
Ưu điểm và hạn chế của kỹ thuật in Tampon
  • Đa dạng vật liệu in: Có thể in trên hầu hết mọi loại vật liệu với mực phù hợp.
  • Chất lượng cao: Độ phân giải của kỹ thuật in Tampon tốt hơn nhiều so với in lưới.
  • Độ bền cao: Mực in chất lượng và có độ bền cao, có khả năng chống mài mòn cơ học hoặc hóa chất.
  • Dễ xử lý và bảo trì: Dễ học, vận hành và chi phí bảo dưỡng thấp.
  • In nhiều màu chồng lên nhau: Kỹ thuật in Tampon có khả năng in nhiều lớp chồng lên nhau mà không cần làm khô giữa các lần in.
  • Thời gian chuẩn bị ngắn: Khuôn in và mực có thể thay đổi nhanh chóng.
  • Chi phí thiết lập ban đầu thấp: Khuôn in có thể được sản xuất tại chỗ nên chi phí in ấn không quá cao.
  • Không tốn diện tích: Máy in Tampon có kích thước nhỏ nên có thể đặt ở nhiều vị trí, không tốn nhiều không gian trong nhà máy, nhà xưởng hay văn phòng in ấn. 
  • Chi phí làm khô thấp: Không cần thiết bị làm khô đắt tiền.
  • Tích hợp vào các hệ thống phức tạp: Có thể tích hợp với hệ thống sản xuất nội tuyến và dây chuyền lắp ráp.

Ngoài các ưu điểm kể trên, in Tampon cũng còn một vài hạn chế như sau:

  • Giới hạn kích thước hình ảnh: Kích thước hình ảnh bị hạn chế bởi khuôn in, đầu in và hiệu suất của máy in, với đường kính lớn nhất hiệu quả hiện nay khoảng 30 cm.
  • Độ dày lớp màng mực: Khuôn in có độ sâu khoảng 20-25μm (tối đa 35μm) và lớp mực thường dày khoảng 7μm. Tăng độ dày bằng cách in nhiều lớp gặp khó khăn, đặc biệt với các hạt thô như pigment màu lấp lánh.
  • Tốc độ in thấp: Tốc độ in của kỹ thuật in Tampon thường thấp hơn so với các phương pháp in khác như in kỹ thuật số và in offset, ngay cả khi in trên các vật liệu có thể in nhanh hơn.

Quy trình thực hiện in Tampon hiện nay

In Tampon là một quá trình in gián tiếp tương tự như in offset, trong đó hình ảnh được chuyển từ một đầu in (pad) silicone lên bề mặt cần in. Hiện nay có hai phương pháp gạt mực chính được sử dụng: hệ thống cốc chứa mực mở và hệ thống cốc chứa mực kín bằng gốm.

Để có thể thực hiện điều này, một tấm bản chứa hình ảnh cần in được khắc bằng phương pháp hóa học trên bề mặt tấm thép hoặc polymer. Thông thường độ sâu ăn mòn của tấm thép là khoảng 20 – 28 micron.

Sử dụng một thanh gạt tràn “flood bar”, hình ảnh được ngâm trong mực in và sau đó một lưỡi dao gạt loại bỏ mực từ bản in phẳng, chỉ để lại một lượng mực trong khu vực khắc (phần sâu). Đầu in xuống tiếp xúc với mực in trên bản để nhận mực tại các phần tử in.

Sau đó, các đầu in silicone nâng lên, di chuyển đến vật liệu in và ép vào vật cần in để chuyển mực lên bề mặt được in. Cuối cùng, đầu in trở lại vị trí ban đầu, sẵn sàng cho chu trình in tiếp theo.

Ứng dụng của kỹ thuật in Tampon trong cuộc sống

Dù không được biết đến như một quá trình in chính, in Tampon vẫn được ứng dụng khá phổ biến trong nhiều sản phẩm hàng ngày:

Ứng dụng của kỹ thuật in Tampon trong cuộc sống
Ứng dụng của kỹ thuật in Tampon trong cuộc sống
  • Vi điện tử: Dây cáp, chip vi mạch, rơ le, đầu nối.
  • Công nghiệp và điện tử: Nút công nghiệp, phím máy tính, điện thoại.
  • Gia dụng: Máy móc gia dụng, điện tử như bàn ủi, VCR, TV, ly cà phê, điện thoại.
  • Gia dụng lớn: Máy rửa bát, máy giặt, máy sấy.
  • Đồ chơi: Tượng nhỏ, búp bê, xe hơi, chai bé, núm vú.
  • Quảng cáo: Bút, bật lửa, dây chuyền, đồng hồ.
  • Hàng thể thao: Bóng golf, bóng chày, vợt tennis, bóng đá.
  • Nguồn gốc và ứng dụng: Khởi nguồn từ ngành làm đồng hồ Thụy Sĩ, in Tampon đã mở rộng sang các ngành công nghiệp khác như điện tử, bán dẫn, ô tô, thể thao, y tế, linh kiện nhựa, và đĩa compact.

Thông tin về kỹ thuật in Tampon là gì đã được In Sắc Màu giải đáp chi tiết ở trên. Đây là công đoạn in gián tiếp, giúp cho các sản phẩm thêm phần đẹp mắt và có hiệu ứng sống động hơn.

Chia sẽ:

Có thể bạn quan tâm