In kỹ thuật số ngày càng phổ biến và được áp dụng để in ấn nhiều mặt hàng, sản phẩm phục vụ người tiêu dùng. Sự xuất hiện của các thiết bị in ấn kỹ thuật số là một bước ngoặt lớn trong ngành in ấn. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng In Sắc Màu tìm hiểu chi tiết in kỹ thuật số là gì, các phương pháp in kỹ thuật số phổ biến hiện nay và ứng dụng trong ngành in ấn.
In kỹ thuật số là gì?
In kỹ thuật số là một phương pháp in nhanh hiện đại hàng đầu hiện nay. In kỹ thuật số cho phép tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, màu sắc rực rỡ, thông tin rõ ràng, bắt mắt trong thời gian rất ngắn.
Nguyên lý hoạt động của công nghệ in kỹ thuật số
Nguyên lý hoạt động của công nghệ in kỹ thuật số là dựa vào sự tự động hóa của thiết bị in. Thông tin, hình ảnh cần in được mã hóa và truyền tải trực tiếp từ máy tính sang máy in. Máy in sau đó sẽ phân tích xử lý tín hiệu, tự pha màu và in thông tin lên bề mặt chất liệu.
Cả quá trình từ khi bắt đầu lệnh in trên máy tính đến khi ấn phẩm được in xong chỉ mất khoảng vài giây. Đây là lý do kỹ thuật in này được ứng dụng rộng rãi để phục vụ nhu cầu in nhanh, lấy gấp của khách hàng.

Ưu nhược điểm khi sử dụng công nghệ in kỹ thuật số
In kỹ thuật số sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại vào in ấn. tuy nhiên bên cạnh đó, phương pháp in này cũng còn tồn tại một số điểm hạn chế. Cụ thể:
Ưu điểm khi in kỹ thuật số
Một số ưu điểm nổi bật của công nghệ in kỹ thuật số gồm:
- In ấn trực tiếp sản phẩm, không cần trải qua các công đoạn làm khuôn, bế khuôn, gia công, tạo chế bản,… Sản phẩm được in ấn tức thì, tiết kiệm rất nhiều thời gian cho khách hàng.
- Công nghệ in kỹ thuật số có thể in với nhiều kích thước, từ vài centimet cho đến 5 mét chỉ với một vài thao tác thay đổi thông số. Nhờ sự linh hoạt này, in kỹ thuật số được ứng dụng để in ấn nhiều sản phẩm, sử dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực.
- Những sản phẩm được in ấn bằng phương pháp in kỹ thuật số khi hoàn thành có chất lượng cao, màu sắc và các chi tiết rõ nét.
- Có thể dừng quá trình in để thay đổi, chỉnh sửa sai sót. Điều này giúp hạn chế tối đa nguy cơ in lại hàng loạt và tiết kiệm chi phí in.
Nhược điểm khi in kỹ thuật số
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, in kỹ thuật số cũng có những nhược điểm khi sử dụng:
- Để ấn phẩm in ra có tính thẩm mỹ cao thì mẫu thiết kế bắt buộc phải đẹp.
- Chỉ phù hợp với để in số lượng ít. In càng nhiều giá càng cao. Do đó khách cần in trên 500 sản phẩm nên cân nhắc công nghệ in offset để có giá tốt nhất.
- Phương pháp in kỹ thuật số còn hạn chế về chất liệu in, không in được trên các chất liệu có bề mặt gồ ghề không bằng phẳng.
- Để vận hành máy in kỹ thuật số cần người có hiểu biết về công nghệ, được trang bị kiến thức vận hành máy móc chuyên nghiệp.
Các phương pháp in kỹ thuật số phổ biến hiện nay
Hiện tại có các phương pháp in kỹ thuật số được ứng dụng rộng rãi trên thị trường là: in chuyển nhiệt, in UV, in laser và in phun.

In phun
In phun là kỹ thuật in trực tiếp, mực sẽ thông qua các đầu in được phun lên bề mặt chất liệu với tốc độ rất nhanh. Phương pháp này tạo ra các sản phẩm có chi tiết rất sắc nét, bắt mắt. Chất liệu phổ biến nhất của kỹ thuật này là giấy với nhiều ấn phẩm nổi bật như: Thiệp chúc mừng, poster quảng cáo, banner,…
In laser
In laser là phương pháp in sử dụng tia laser để tạo ra hình ảnh, chi tiết trên bề mặt chất liệu. Kỹ thuật in này cho phép in ấn với tốc độ rất cao, phù hợp với các ấn phẩm cần lấy ngay và số lượng ít. Phương pháp in laser thường được sử dụng để in các sản phẩm như: In thư mời, in tài liệu, in bao lì xì hay in thiệp chúc mừng,…
In UV
Phương pháp in này sử dụng chùm tia UV để làm khô mực, các chi tiết in bằng kỹ thuật này khi khô lại có bề mặt láng bóng, nổi gồ lên so với bề mặt chất liệu, tạo hiệu ứng rất bắt mắt. Kỹ thuật in UV có thể in trên nhiều chất liệu khác nhau như: giấy, nhựa, gỗ hay kim loại,… Một số ấn phẩm thường được in bằng phương pháp này như: In danh thiếp, in tạp chí, in bìa sách, in catalogue, in decal,…
In chuyển nhiệt
In chuyển nhiệt là phương pháp in sử dụng mức nhiệt cao để chuyển thông tin, hình ảnh từ một tấm nền sang bề mặt cần chất liệu. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu để in trên chất liệu vải, gốm sứ, thủy tinh với các sản phẩm như: Áo thun, túi xách vải, in tranh, in lên ly thủy tinh, ly sứ, bình đựng nước,… Thông tin in lên bề mặt sản phẩm có màu sắc đẹp, bám dính cắc chắn, bền màu.
Ứng dụng của in kỹ thuật số trong ngành in
In kỹ thuật số được ứng dụng vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực trong đời sống như:

- Trong ngành in ấn bao bì: Các thiết bị in kỹ thuật số thường được dùng để in tem nhãn, in catalogue, in brochure, in túi, hộp số lượng ít, in folder, in sticker….
- Trong ngành quảng cáo truyền thông: Rất nhiều ấn phẩm truyền thông, quảng cáo được in bằng công nghệ in kỹ thuật số như: Tờ rơi, biển quảng cáo, standee spa, poster, băng rôn, in kỷ yếu hội thảo, bảng hiệu, in kỷ yếu số lượng ít…
- Trong ngành thời trang: In ấn kỹ thuật số được dùng để in ấn các loại áo thun, áo phông, quần… Đây là ứng dụng chỉ có in kỹ thuật số làm được, các công nghệ in ấn khác như in offset, in flexo không thể thực hiện.
- Các ngành nghề khác: Ngoài một số ngành kể trên, in kỹ thuật số còn được ứng dụng để in ấn các sản phẩm dùng để trang trí nội thất, in phun lên kính, gỗ, kim loại, ly cốc thủy tinh, sành, sứ….
Quy trình in ấn kỹ thuật số
Đối với các loại máy in kỹ thuật số, quy trình in ấn gồm các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị file sản phẩm cần in, kết nối file in với máy in kỹ thuật số
- Bước 2: Chuẩn bị chất liệu, mực in đầy đủ
- Bước 3: Kiểm tra lại máy in trước khi thực hiện in ấn để tránh lỗi xảy ra
- Bước: Tiến hành in ấn sản phẩm
- Bước 5: Sau khi in, đợi cho sản mực khô sau đó tiến hành gia công, đóng gói để giao hàng cho khách.
Một số sản phẩm được in bằng máy in kỹ thuật số
Tham khảo một số ấn phẩm được in bằng các thiết bị in kỹ thuật số hiện đại:











Qua những thông tin In Sắc Màu vừa đề cập trong bài viết trên, bạn đọc biết chính xác in kỹ thuật số là gì, nguyên lý hoạt động và các ứng dụng trong đời sống. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ có ích với bạn.