Card visit là công cụ marketing quan trọng giúp tạo ấn tượng đầu tiên với khách hàng và đối tác. Việc lựa chọn thông tin trên card visit phù hợp không chỉ thể hiện tính chuyên nghiệp mà còn là chìa khóa mở ra những cơ hội kinh doanh. Vậy những nội dung gì cần phải có trên card visit? Và cách bố trí như thế nào mới hợp lý? Hãy tham khảo bài viết sau để biết chi tiết nhé.
Các thông tin cơ bản cần có trên card visit
Để phát huy được vai trò của danh thiếp, bạn cần đảm bảo nó cung cấp đủ những thông tin cơ bản, đây đều là những thông tin không thể thiếu trên bất kỳ tấm card visit chuyên nghiệp nào.
Thông tin cá nhân
Đây là phần giúp người nhận biết bạn là ai, trong đó họ tên là thông tin quan trọng nhất, thường được đặt ở vị trí nổi bật nhất trên card visit với font chữ lớn hơn các thông tin khác và nên sử dụng tên đầy đủ thay vì tên viết tắt để tăng tính trang trọng.
Kế đến là chức vụ công việc được đặt ngay sau họ tên với font chữ nhỏ hơn một chút. Nếu vị trí của bạn có tên gọi dài thì có thể viết tắt hợp lý như “Giám đốc kinh doanh” thành “GĐ Kinh doanh” hoặc “Trưởng phòng marketing” thành “TP Marketing” nhưng cần tránh những từ viết tắt quá phức tạp có thể gây nhầm lẫn.

Trong trường hợp bạn làm trong các lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn cao như y tế, luật, giáo dục (ví dụ: Ths., TS., Luật sư) thì việc thêm học vị sẽ tăng thêm độ tin cậy, còn với một số ngành khác thì thông tin này không thật sự cần thiết, thêm vào có thể khiến card visit trở nên rườm rà.
Thông tin liên hệ
Mục đích chính của card visit là để kết nối và duy trì mối quan hệ, vì vậy phần thông tin liên hệ cực kỳ quan trọng.
- Số điện thoại: Cung cấp số điện thoại chính mà bạn thường xuyên sử dụng để trao đổi công việc và nên nên ghi theo format chuẩn, ví dụ: 0123.456.789 hoặc (+84) 123 456 789 đối với số điện thoại quốc tế
- Email: Nên sử dụng email có tên miền của công ty (ví dụ: ten@tencongty.com) để thể hiện sự chuyên nghiệp thay vì các email cá nhân miễn phí. Lưu ý kiểm tra kỹ trước khi in card visit số lượng lớn, In Sắc Màu đã từng gặp trường hợp một khách hàng in 1000 card visit nhưng ghi sai domain email, dẫn đến việc phải in lại toàn bộ vừa mất thêm thời gian lẫn chi phí.
- Địa chỉ: Ghi địa chỉ văn phòng hoặc nơi kinh doanh của công ty. Đây là thông tin cần thiết để khách hàng có thể tìm đến bạn khi cần.
Thông tin công ty
Logo công ty là yếu tố quan trọng để tạo nhận diện thương hiệu nên cần đặt logo ở vị trí nổi bật, dễ nhìn như góc trên bên trái hoặc trung tâm phía trên của card visit.
Đối với tên công ty thì phải ghi đầy đủ và chính xác theo đăng ký kinh doanh, nếu công ty có tên tiếng Anh, có thể ghi song ngữ nhưng cần đảm bảo không làm card visit trở nên rối rắm. Còn slogan của công ty chỉ nên được thêm vào khi nó thực sự ngắn gọn và có ý nghĩa, tránh những slogan quá dài hoặc chung chung.
Thông tin bổ sung cho card visit
Ngoài các thông tin cơ bản trên, bạn có thể bổ sung thêm một vài thông tin khác để chiếc card visit hai mặt của mình trở nên hữu ích hơn và tăng khả năng kết nối với khách hàng nhưng cần cân nhắc kỹ để không làm card visit bị quá tải.
Website và mạng xã hội
Trong thời đại số, việc kết nối online qua website hoặc các trang mạng xã hội là không thể thiếu.
- Website: Nên bỏ “http://” hoặc “https://” để tiết kiệm không gian, chỉ ghi “www.tencongtycuaban.com” hoặc đơn giản hơn là “tencongtycuaban.com”.
- Mạng xã hội: Hãy chọn lọc những kênh phù hợp nhất với ngành nghề. Ví dụ, LinkedIn rất hợp cho các ngành B2B, trong khi Instagram hoặc Facebook lại hiệu quả cho các ngành dịch vụ, bán lẻ, card visit shop bán hoa, làm đẹp… và nên sử dụng link rút gọn để không chiếm nhiều diện tích name card.

Mã QR và công nghệ hiện đại
Mã QR đang trở thành một công cụ cực kỳ hiệu quả vì chỉ với một lần quét là khách hàng có thể tự động lưu toàn bộ thông tin liên hệ của bạn vào danh bạ, truy cập website, xem portfolio hoặc nhận một ưu đãi đặc biệt. Bạn có thể đặt mã QR ở mặt sau của card visit và hãy luôn test mã QR trước khi in hàng loạt để đảm bảo mã hoạt động tốt trên các thiết bị khác nhau.
Nguyên tắc bố trí thông tin trên card visit
Việc bố trí thông tin trên card visit cần tuân thủ các nguyên tắc thiết kế cơ bản sau để tạo ra một ấn phẩm vừa đẹp mắt vừa dễ đọc giúp tăng tỷ lệ khách hàng lưu giữ và liên hệ lại.
Thứ tự ưu tiên thông tin
Nên nhớ không phải tất cả thông tin đều quan trọng như nhau, bạn cần xác định đâu là điểm nhấn.
- Quan trọng nhất: Logo và Tên công ty, Tên của bạn. Đây là những thông tin cần có kích thước lớn và nổi bật nhất.
- Quan trọng thứ hai: Chức vụ, Số điện thoại, Email.
- Thông tin phụ: Địa chỉ, Website, Mạng xã hội.
Hãy sắp xếp theo quy tắc “Z” – từ trái qua phải, từ trên xuống dưới để tạo ra một luồng thông tin mạch lạc.
Cân bằng mặt trước và mặt sau
Đừng cố nhồi nhét tất cả mọi thứ vào một mặt hãy tận dụng cả hai mặt của tấm danh thiếp. Nếu mặt trước thường dành cho những thông tin quan trọng như: Logo, tên công ty, chức vụ, điện thoại, email thì mặt sau có thể được sử dụng cho các thông tin bổ sung như website, mạng xã hội, mã QR…
Một số khách hàng thích sử dụng mặt sau để in thiết kế đồ họa hoặc slogan của công ty. Điều này hoàn toàn phù hợp nếu mặt trước đã chứa đủ thông tin cần thiết nhưng cần tránh việc thiết kế quá cầu kỳ làm mất đi tính chuyên nghiệp của card visit.
Ngoài ra, khi phân bổ thông tin giữa hai mặt, cần đảm bảo mặt trước có thể hoạt động độc lập nếu khách hàng chỉ nhìn một mặt còn mặt sau chỉ nên được xem như thông tin bổ sung, không thể thay thế cho các thông tin chính ở mặt trước.
Khoảng trắng
Bạn có nhận ra những thiết kế card visit sang trọng thường có rất nhiều không gian trống không? “Khoảng trắng” (negative space) trong thiết kế là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Một tấm name card có khoảng trắng hợp lý sẽ giúp mắt người đọc được thư giãn, dễ dàng tập trung vào những thông tin chính, cho nên đừng sợ lãng phí không gian, chính không gian đó sẽ làm nên sự chuyên nghiệp.
Lỗi thường gặp khi trình bày thông tin card visit
Dưới đây là một vài sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải, khiến chiếc card visit mất đi giá trị:
- Quá nhiều thông tin: Cố gắng đưa mọi thứ lên một tấm thẻ nhỏ sẽ gây tác dụng ngược, làm người nhận cảm thấy bị “ngộp”.
- Font chữ name card quá nhỏ hoặc khó đọc: Đừng vì tiết kiệm không gian mà dùng cỡ chữ dưới 8pt cho các thông tin chính. Hãy chọn những font chữ đơn giản, chuyên nghiệp.
- Thiếu thông tin quan trọng: Một chiếc card visit mà thiếu số điện thoại hay email thì gần như vô dụng.
- Sai chính tả: Đây là lỗi tối kỵ, nó cho thấy sự cẩu thả và thiếu chuyên nghiệp nên bạn hãy đọc kiểm tra thật kỹ trước khi gửi đi in.
Mẫu thông tin card visit theo ngành nghề
Mỗi lĩnh vực sẽ có những đặc thù riêng và thông tin trên card visit cũng cần được điều chỉnh cho phù hợp, chẳng hạn như:
Thông tin danh thiếp bất động sản
Ngoài thông tin cơ bản thì tnên thêm chứng chỉ hành nghề môi giới nếu có. Một số môi giới còn thêm thông tin về khu vực chuyên môn như “Chuyên biệt Quận 1, Quận 3” hoặc “Chuyên căn hộ cao cấp”. Các kênh mạng xã hội phù hợp cho ngành này là Facebook và Zalo để dễ dàng chia sẻ thông tin dự án.

Thông tin trên name card tài chính, ngân hàng
Chức vụ và phòng ban cần được ghi rõ ràng, nếu có chứng chỉ chuyên môn như CFA, FRM thì nên được thêm vào sau tên để tăng tính tin cậy. Thông tin liên hệ cần có cả số điện thoại cá nhân và số nội bộ. Website và LinkedIn là hai kênh quan trọng cần có, hạn chế các mạng xã hội mang tính giải trí
Thông tin trên card visit y tế
Ngành y tế đặc biệt chú trọng đến trình độ chuyên môn nên card visit bác sĩ phải có học vị, chuyên khoa, địa chỉ bệnh viện công tác phải được ghi rõ ràng. Đối với thông tin cá nhân thì nên cân nhắc kỹ để bảo vệ tính riêng tư.
Những lưu ý khác khi thiết kế và in ấn card visit
Ngoài thông tin, còn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của một mẫu card visit.
- Chất liệu giấy in card visit: Chất liệu giấy quyết định rất nhiều đến cảm nhận khi cầm. Hiện nay Giấy couche 300gsm là lựa chọn phổ biến nhất hoặc giấy mỹ thuật, giấy có gân để tạo cảm giác sang trọng
- Kích thước của card visit: Nên chọn kích thước 90x54mm hoặc 88x53mm, vừa vặn để bỏ vào ví.
- Lựa chọn đơn vị in ấn card visit chuyên nghiệp: Một đơn vị in uy tín sẽ tư vấn cho bạn từ thiết kế, chất liệu đến kỹ thuật in (in offset, in kỹ thuật số) để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
- Hợp phong thủy (nếu cần): Màu sắc card visit có thể được lựa chọn phù hợp với mệnh của chủ sở hữu nhưng cần cân bằng giữa yếu tố phong thủy và tính chuyên nghiệp của card visit
Lời kết
Qua bài viết thì có thể thấy thông tin trên card visit không chỉ đơn thuần là những dòng chữ mà còn là cách thể hiện bản thân và doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp. Việc lựa chọn đúng thông tin, bố trí hợp lý và thiết kế tinh tế sẽ giúp card visit trở thành công cụ marketing hiệu quả, tạo ấn tượng tốt và mở ra nhiều cơ hội hợp tác. Hy vọng nội dung mà In Sắc Màu cung cấp sẽ hữu ích đối với bạn đọc.