Kích Thước Khổ Giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7 Trong In Ấn

kích thước khổ giấy phổ biến

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại giấy khác nhau được ưa chuộng và sử dụng vô cùng phổ biến. Những chất liệu giấy này được sử dụng để in ấn nhiều mặt hàng, sản phẩm khác nhau, phục vụ cho các nhu cầu đa dạng của thị trường. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về các loại khổ giấy trên thị trường và các kích thước khổ giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7, loại khổ giấy được dùng chủ yếu nhất hiện nay.

Kích thước khổ giấy là gì?

Kích thước khổ giấy quốc tế, được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay là  EN ISO 216 có nguồn gốc từ chuẩn DIN 476 của Viện tiêu chuẩn Đức (Deutschen Institut für Normung – DIN) đưa ra vào năm 1922. 

Bên cạnh đó tiêu chuẩn quốc tế và được sử dụng phổ biến kể trên cũng còn các tiêu chuẩn kích thước khổ giấy khác tại Canada và Hoa Kỳ.

kích thước khổ giấy phổ biến

Kích thước khổ giấy sẽ quy định cụ thể về chiều dài và chiều rộng của từng khổ giấy cụ thể. Mỗi một loại khổ giấy với kích thước cụ thể này sẽ được ứng dụng trong một số ngành nghề, nhu cầu sử dụng nhất định.

Kích thước khổ giấy thường được quy định theo số lùi. Ví dụ kích thước khổ giấy A0 sẽ lớn hơn kích thước khổ giấy A1, kích thước khổ giấy A1 sẽ lớn hơn A2… Tương tự với kích thước khổ giấy A, kích thước khổ giấy B và C cúng được tính theo cách tương tự.

Them khảo thêm: Giấy C100 C200 C300 Là Gì? Và Ứng Dụng Cụ Thể Trong In Ấn

Tại sao người dùng nên tìm hiểu về kích thước khổ giấy?

Việc người dùng dành thời gian tìm hiểu chi tiết về kích thước khổ giấy, các loại khổ giấy phổ biến có trên thị trường sẽ mang đến khá nhiều tiện lợi. Đặc biệt là đối với những người thường xuyên có nhu cầu sử dụng các sản phẩm được in ấn bằng chất liệu giấy. 

Mỗi loại khổ giấy, sẽ được chia ra làm nhiều kích thước khác nhau. Khi bạn nắm rõ kích thước của từng khổ giấy, việc lựa chọn giấy phù hợp với nhu cầu sử dụng vào từng thời điểm sẽ khác nhau.

Khi nắm bắt được kích thước từng khổ giấy, việc chọn loại giấy để trình bày thông tin, các nội dung cần thiết sẽ vừa vặn, cân đối và đẹp mắt hơn.

Có các loại khổ giấy nào trên thị trường?

kích thước khổ giấy

Trên thị trường hiện nay có 3 loại khổ giấy được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế EN ISO 216 là khổ giấy A, Khổ giấy B và khổ giấy C. Mỗi loại khổ giấy sẽ được sản xuất với nhiều cỡ khác nhau. Mỗi cỡ giấy cũng là một kích thước dài, rộng riêng biệt.

Khổ giấy A

Đây là loại khổ giấy được sử dụng vô cùng phổ biến trên toàn thế giới hiện nay. Khổ giấy A sẽ được chia thành nhiều cỡ giấy nhỏ hơn với các kích thước khác nhau. Các cỡ giấy này thường được ký hiệu hiệu theo thứ tự từ A0, A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7…

Trong tất cả các khổ giấy, khổ giấy A là loại được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực đa dạng khác nhau.

Khổ giấy B

kích thước khổ giấy B

Khổ giấy B cũng là loại giấy được in ấn theo chuẩn quốc tế EN ISO 216. Tuy nhiên, độ phổ biến của nó không rộng rãi như khổ giấy A.

Về cỡ giấy, tương tự với khổ giấy A. Khổ giấy B cũng được chia thành nhiều kích thước khác nhau, ký hiệu từ B0, B1, B2, B3, B4, B5, B6, B7…

Khổ giấy C

Khổ giấy C không được sử dụng nhiều trong in ấn. Tuy vậy, loại giấy này cũng được chia làm nhiều kích cỡ khác nhau như khổ giấy A và khổ giấy B với các ký hiệu C0, C1, C2, C3, C4, C5, C6, C7….

Các kích thước được dùng phổ biến của khổ giấy A 

kích thước khổ giấy A

Trong cả 3 khổ giấy A, B và C, khổ giấy a là loại được sử dụng phổ biến hơn cả. Khổ giấy A được dùng để in ấn bao bì sản phẩm, in tài liệu, giấy tờ, sách báo, các ấn phẩm quảng cáo, ấn phẩm văn phòng….

Mỗi cỡ của khổ giấy A đều có kích thước khác nhau và được dùng vào nhiều mục đích riêng biệt. Dưới đây là một số kích thước khổ giấy A được dùng phổ biến nhất và những ứng dụng của thể của chúng trong đời sống.

Kích thước khổ giấy A0

Khổ giấy A0 có kích thước là 841 x 1189 mm. Đây là kích thước khá lớn nên thường được ứng dụng trong ngành thiết kế. Được sử dụng nhiều để in ấn bản vẽ các công trình xây dựng, in các ấn các mẫu thiết kế đồ họa, dùng để vẽ tranh, làm báo tường, làm thiệp handmade….

Kích thước khổ giấy A1

Khổ giấy A1 có kích thước 594 x 841 mm. Kích thước này chỉ rộng bằng ½ khổ giấy A0 và thường không được sử dụng phổ biến lắm trên thị trường. Thông thường, giấy A1 được các cơ sở sản xuất, in ấn sử dụng là chủ yếu.

Kích thước khổ giấy A2

Khổ giấy A2 có kích thước 420 x 594 mm. Kích thước giấy giấy này cũng không được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Phần lớn các đơn vị in ấn sẽ sử dụng để sản xuất các mặt hàng, sản phẩm khác nhau từ khổ giấy này.

Kích thước khổ giấy A3

Khổ giấy A3 có kích thước tiêu chuẩn là 297 x 420 mm. Đây là kích thước giấy được dùng tương đối nhiều để in ấn một số loại tài liệu, giấy tờ phù hợp. Ngoài ra, kích thước giấy A3 cũng được dùng để làm vở tập vẽ với số lượng khá lớn.

Kích thước khổ giấy A4

Khổ giấy A4 có kích thước chuẩn là 210 x 297 mm. Đây là kích thước giấy được sử dụng phổ biến nhất trong tất cả các kích thước. Hầu hết các loại máy in trên thị trường hiện nay đều được sản xuất dựa vào kích thước chuẩn của khổ giấy A4. Đây cũng là khổ giấy được dùng để in ấn tài liệu, giấy tờ, bài vở hàng ngày của hầu hết các doanh nghiệp, trường học hiện nay.

Kích thước khổ giấy A5

Khổ giấy A5 có kích thước 148 x 210 mm. Đây cũng là kích thước giấy được sử dụng phổ biến để in ấn giấy tờ, tài liệu. Đặc biệt là kích thước khổ giấy A5 được dùng nhiều để in ấn các loại sổ, tờ rơi…

Kích thước khổ giấy A6

Khổ giấy A6 có kích thước 148 x 105 mm. Kích thước này giấy này thường được dùng để in ấn các loại sổ nhỏ cầm tay là chủ yếu

Kích thước khổ giấy A7

Khổ giấy A7 có kích thước là 74 x 105 mm. Kích thước này cung thường dùng để in sổ, in thiệp loại nhỏ là chủ yếu.

Trên đây đây là một số những thông tin chi tiết về các loại khổ giấy trên thị trường và kích thước cụ thể của khổ giấy A. Khổ giấy được sử dụng với số lượng lớn, rộng rãi trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực  khác nhau.

Hy vọng thông qua những chia sẻ trên của In Sắc Màu, bạn đọc sẽ hiểu thêm về các kích thước khổ giấy để lựa chọn và sử dụng kích thước phù hợp nhất với các nhu cầu in ấn.

Chia sẽ:

Có thể bạn quan tâm