Nội dung catalogue gồm những gì? Cách trình bày chuẩn, chuyên nghiệp

Catalogue là ấn phẩm quảng cáo quan trọng giúp doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng một cách trực quan và chuyên nghiệp. Để làm ra một cuốn catalogue thực sự hiệu quả thì bạn cần hiểu rõ nội dung catalogue gồm những gì và cách sắp xếp bố cục sao cho hợp lý. Bài viết này sẽ là cẩm nang chi tiết, hướng dẫn bạn từ nội dung đến cách sắp xếp các thành phần trong catalogue để thu hút khách hàng. ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Catalogue là gì và vai trò trong kinh doanh?

Hiểu đơn giản, catalogue là một ấn phẩm quảng cáo được thiết kế dưới dạng một cuốn sách nhỏ, cung cấp thông tin chi tiết và hình ảnh về sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp bạn đang kinh doanh. Một mẫu catalogue chất lượng không chỉ để giới thiệu sản phẩm mà còn là công cụ marketing mạnh mẽ, đóng vai trò cầu nối trực tiếp giữa thương hiệu và khách hàng.

Trong kinh doanh, catalogue giữ vai trò quan trọng như:

  • Quảng bá thương hiệu: Một cuốn catalogue được thiết kế chỉn chu, chuyên nghiệp sẽ nâng tầm hình ảnh thương hiệu, tạo ấn tượng tốt đẹp trong tâm trí khách hàng.
  • Thúc đẩy doanh số: Bằng cách trình bày thông tin sản phẩm hấp dẫn và đầy đủ, catalogue kích thích nhu cầu mua sắm và hỗ trợ đội ngũ bán hàng chốt đơn hiệu quả hơn.
  • Xây dựng lòng tin: Thông tin rõ ràng, minh bạch về sản phẩm, chính sách bán hàng giúp xây dựng niềm tin nơi khách hàng, cho thấy sự chuyên nghiệp và uy tín của doanh nghiệp.
Catalogue là gì
Catalogue là gì

Khác với brochure (thường ngắn gọn, tập trung vào một chiến dịch cụ thể) hay profile công ty (tập trung giới thiệu năng lực doanh nghiệp) thì catalogue đi sâu vào việc giới thiệu chi tiết từng sản phẩm, dịch vụ.

Nội dung catalogue cơ bản gồm những phần nào?

Một cuốn catalogue chuyên nghiệp cần được cấu thành từ nhiều phần nội dung khác nhau, mỗi phần giữ một vai trò riêng. Dưới đây là cấu trúc catalogue tiêu chuẩn mà In Sắc Màu chúng tôi thường tư vấn cho khách hàng.

Trang bìa trước

Trang bìa được xem là “bộ mặt” của cuốn catalogue, quyết định việc khách hàng có mở ra xem tiếp hay không. Một trang bìa catalogue hiệu quả cần có:

  • Logo và tên công ty: Đặt ở vị trí dễ thấy nhất.
  • Hình ảnh chủ đạo: Hình ảnh ấn tượng, chất lượng cao, thể hiện rõ tính chất của sản phẩm/dịch vụ.
  • Tiêu đề hoặc slogan hấp dẫn: Ví dụ: “Bộ sưu tập Nội thất Thu-Đông 2025”.
  • Thông tin website (tùy chọn): Để khách hàng dễ dàng truy cập.

Thiết kế cần đơn giản, sang trọng, tránh nhồi nhét quá nhiều chi tiết gây rối mắt, quy tắc “less is more” thường áp dụng rất hiệu quả cho trang bìa catalogue.

Trang mục lục – Định hướng thông tin

Với những cuốn catalogue có độ dày từ 12 trang trở lên, trang mục lục là không thể thiếu. Nó giống như một tấm bản đồ, giúp người xem có cái nhìn tổng quan về toàn bộ nội dung catalogue và dễ dàng tìm kiếm thông tin mà họ quan tâm.

Các tiêu đề chính nên được sắp xếp theo thứ tự logic, từ thông tin tổng quan đến chi tiết sản phẩm và số trang cần được ghi rõ ràng, dễ nhìn.

Ngoài ra, nếu catalogue của bạn có nhiều danh mục sản phẩm thì có thể sử dụng màu sắc hoặc icon khác nhau để phân biệt từng danh mục trong mục lục.

Trang giới thiệu doanh nghiệp

Sau trang bìa và mục lục, bạn nên dành 1-2 trang để nói ngắn gọn về công ty. Phần này giúp xây dựng sự kết nối và khiến khách hàng tin tưởng vào năng lự,  uy tín của công ty. Nội dung có thể bao gồm:

  • Thư ngỏ: Lời chào thân mật từ ban lãnh đạo.
  • Câu chuyện thương hiệu: Lịch sử hình thành, tầm nhìn, sứ mệnh.
  • Giá trị cốt lõi: Những cam kết mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng.
  • Thành tựu nổi bật: Các giải thưởng, chứng nhận quan trọng (nếu có).
Nội dung catalogue cơ bản
Nội dung catalogue cơ bản

Lời khuyên: Nếu là doanh nghiệp mới thành lập thì bạn hãy tập trung vào năng lực đội ngũ, công nghệ tiên tiến hoặc cam kết chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp..

Phần nội dung sản phẩm/dịch vụ chính

Đây chính là phần quan trọng nhất, có thể coi là “trái tim” của cuốn catalogue, chiếm phần lớn số trang. Cách trình bày sản phẩm quyết định trực tiếp đến hiệu quả bán hàng của catalogue.

  • Hình ảnh sản phẩm: Phải sắc nét, chân thực, được chụp từ nhiều góc độ, thực tế có không ít trường hợp khách hàng từ chối mua hàng chỉ vì hình ảnh trong catalogue không đủ rõ nét để họ đánh giá chất lượng sản phẩm. Với các sản phẩm như thời trang hay mỹ phẩm thì nên có hình ảnh người mẫu sử dụng sản phẩm để tăng tính thuyết phục.
  • Thông tin chi tiết:
    • Tên sản phẩm, mã sản phẩm.
    • Mô tả tính năng, công dụng, lợi ích nổi bật.
    • Thông số kỹ thuật (kích thước, chất liệu, màu sắc…).
    • Giá cả (có thể có hoặc không, tùy chiến lược).

Cách bố trí tùy thuộc vào số lượng sản phẩm, nếu bạn có nhiều sản phẩm tương tự, có thể xếp chúng vào một trang dạng lưới. Ngược lại, đối với sản phẩm chủ lực, hãy dành riêng 1-2 trang để làm nổi bật nó.

Trang kết

Trước khi kết thúc, hãy dành 1-2 trang cuối để cung cấp các thông tin quan trọng giúp khách hàng yên tâm ra quyết định mua hàng, phần này sẽ có tác dụng thể hiện sự minh bạch và trách nhiệm của thương hiệu.

Nội dung cần có:

  • Chính sách bảo hành, đổi trả.
  • Hướng dẫn sử dụng, bảo quản sản phẩm.
  • Các cam kết về chất lượng, dịch vụ hậu mãi.
  • Điều khoản và điều kiện giao dịch.

Trang bìa sau với thông tin liên hệ

Trang bìa sau là nơi bạn sẽ cung cấp tất cả thông tin để khách hàng có thể liên hệ, thiết kế cần đồng bộ với bìa trước và bao gồm:

  • Tên công ty, logo, slogan.
  • Địa chỉ văn phòng/showroom.
  • Số điện thoại, email, website.
  • Các kênh mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo…).
  • Có thể tích hợp thêm mã QR để dẫn về website hoặc trang khuyến mãi.

Nội dung catalogue sản phẩm, dịch vụ

Tùy vào ngành nghề và sản phẩm, nội dung và cách thiết kế catalogue sẽ có sự khác biệt.

Nội dung catalogue sản phẩm, dịch vụ
Nội dung catalogue sản phẩm, dịch vụ

Catalogue sản phẩm

Loại này phổ biến nhất, áp dụng cho các ngành hàng như đồ gia dụng, mỹ phẩm, thời trang, nội thất, trang sức…. Với loại này, thông tin sản phẩm là trung tâm: Từ thông số kỹ thuật, chất liệu, giá cả cho đến tùy chọn màu sắc, tất cả đều cần rõ ràng và dễ so sánh

Đặc biệt, hình ảnh sản phẩm cần được chụp thực tế, cận cảnh từng chi tiết để khách hàng có thể “nhìn là hình dung được chất lượng và nên có bảng so sánh để khách hàng dễ dàng lựa chọn, ví dụ, một mẫu catalogue nội thất sẽ cần bảng thông số kích thước, vật liệu, các tùy chọn màu sắc.

Catalogue dịch vụ

Thường dùng cho những lĩnh vực “vô hình” như mẫu catalogue spa, du lịch, bất động sản, giáo dục hoặc tư vấn chuyên môn. Ở đây, điểm nhấn của catalogue sẽ là trải nghiệm và lợi ích mà dịch vụ mang lại, chứ không chỉ đơn giản là “có gì”. Để làm tốt điều này thì bạn nên đầu tư vào phần hình ảnh, hình ảnh phải mang tính gợi mở, thể hiện không gian, con người và kết quả mà khách hàng nhận được sau khi sử dụng dịch vụ. Ngoài ra có thể bổ sung thêm các lời đánh giá từ khách hàng cũ để tăng thêm độ thuyết phục.

Những lỗi cần tránh khi trình bày nội dung catalogue

Trong số những khách hàng đặt in catalogue tại In Sắc Màu, ngoài khách đặt in mới lần đầu thì cũng có không ít khách phải in lại catalogue cũ vì không mang lại hiệu quả marketing do mắc phải những lỗi cơ bản sau:

Quá tải thông tin trên một trang

Nhiều doanh nghiệp vì muốn tiết kiệm chi phí nên cố gắng nhồi nhét quá nhiều sản phẩm hoặc chữ viết vào một trang khiến người xem bị rối và không muốn đọc tiếp.

Cách khắc phục: Áp dụng nguyên tắc “white space”, để lại không gian trống hợp lý giữa các thành phần hoặc cân nhắc tăng số trang để trình bày thông tin thoải mái hơn.

Chất lượng hình ảnh tệ

Việc sử dụng ảnh tự chụp bằng điện thoại, ảnh mờ, thiếu sáng sẽ là cách nhanh nhất để làm mất giá trị sản phẩm của bạn, vì vậy hãy đầu tư chụp ảnh chuyên nghiệp, có thể phát sinh thêm chi phí nhưng rất đáng với hiệu quả mang lại.

Bố cục lộn xộn

Đây là một trong những lỗi phổ biến nhất khi thiết kế catalogue. Trang này căn trái, trang kia căn giữa. Chỗ dùng font tròn, chỗ thì lại dùng font chân, về màu sắc catalogue thì cũng thay đổi liên tục…  khiến tổng thể cuốn catalog trở nên rối rắm và thiếu chuyên nghiệp.

Để tránh tình trạng này thì bạn cần xây dựng một bộ template cố định cho từng loại trang, từ trang giới thiệu, trang sản phẩm, đến trang thông tin liên hệ. Khi đã có hệ thống thì phải tuân thủ nghiêm ngặt bố cục đã định trong suốt quá trình thực hiện, kể cả khi có thêm bớt nội dung.

Những lỗi cần tránh khi trình bày nội dung catalogue
Những lỗi cần tránh khi trình bày nội dung catalogue

Thiếu thông tin liên hệ

Một lỗi cơ bản nhưng vẫn nhiều người mắc phải, khiến khách hàng tiềm năng không biết phải liên hệ với bạn bằng cách nào.

Thậm chí có trường hợp thông tin liên hệ bị “giấu kỹ” ở tận một góc nhỏ hoặc nằm đâu đó rải rác trong một trang phụ khiến người xem muốn liên hệ cũng phải lật tìm từng trang.

Nên tốt nhất là bạn hãy đặt thông tin liên hệ ở nơi dễ thấy và dễ nhớ nhất, thường là trang bìa sau. Và đừng ngại nhắc lại số hotline, website hoặc fanpage ở cuối mỗi chương lớn, vừa tiện cho người đọc tra cứu, vừa tăng độ nhận diện thương hiệu một cách tự nhiên

FAQ – Câu hỏi thường gặp

Catalogue cần bao nhiêu trang là hợp lý?

Số trang lý tưởng thường là bội số của 4 (ví dụ: 12, 16, 20, 24 trang) để thuận tiện cho việc in ấn và đóng gáy. Một cuốn catalogue thông thường có khoảng 16-20 trang. Nếu chỉ có ít sản phẩm (dưới 8 trang), bạn có thể không cần mục lục.

Nên thiết kế catalogue in ấn hay catalogue điện tử?

Cả hai đều có ưu điểm riêng. Dùng giấy in Catalogue sẽ mang lại trải nghiệm cầm nắm thực tế, sang trọng, rất hiệu quả khi gặp gỡ trực tiếp. Catalogue điện tử (e-catalogue) thì tiết kiệm chi phí in ấn, dễ dàng cập nhật, và có thể lan truyền nhanh chóng qua email hay mạng xã hội. Nhiều doanh nghiệp lựa chọn kết hợp cả hai để tối đa hiệu quả.

Làm thế nào để catalogue thu hút được sự chú ý của khách hàng?

Chìa khóa nằm ở ba yếu tố: Hình ảnh phải thật sự “đắt giá”, thiết kế phải sạch sẽ và chuyên nghiệp, nội dung phải súc tích và cung cấp giá trị. Hãy tạo ra một câu chuyện xuyên suốt, dẫn dắt khách hàng khám phá sản phẩm của bạn một cách tự nhiên.

Có nên đưa giá cả vào catalogue không?

Tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của bạn vì việc đưa giá sẽ giúp minh bạch thông tin, khách hàng dễ ra quyết định nhưng cũng có thể gây bất tiện nếu giá sản phẩm của bạn thường xuyên thay đổi. Một giải pháp khá hiệu quả là không ghi giá trực tiếp mà sử dụng mã QR dẫn đến trang báo giá online trên website, giúp bạn linh hoạt cập nhật khi cần.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết, bạn đọc sẽ có đủ những thông tin cần thiết để xây dựng nội dung catalogue ấn tượng, chuyên nghiệp. Nếu bạn đang cần một đơn vị in catalogue uy tín, giàu kinh nghiệm để hiện thực hóa ý tưởng của mình thì hãy liên hệ với In Sắc Màu chúng tôi. Với đội ngũ thiết kế nhiều kinh nghiệm, quy trình in ấn hiện đại, chúng tôi tự tin mang đến cho bạn những cuốn catalogue không chỉ đẹp mà còn hiệu quả trong kinh doanh.

Chia sẽ:

Có thể bạn quan tâm